ĐĂNG KÝ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm

  • Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
  • Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.

2. Điều kiện bảo hộ

Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Có tính mới trên phạm vi thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng.
  • Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

3. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng, Ví dụ:
  • Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật.
  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng.
  • Hình dáng bên ngoài chỉ có giá trị thẩm mỹ (không dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp).
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
  • Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

VIPATCO cung cấp cho khách hàng toàn bộ các dịch vụ liên quan đến đăng ký và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (KDCN). Đại diện và tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ đơn và nộp đơn đăng ký bảo hộ đối với KDCN bao gồm:

Tra cứu thông tin, đánh giá khả năng bảo hộ trước khi nộp đơn đăng ký hoặc để sử dụng, khai thác KDCN trong thương mại nhằm tránh các rủi ro; – Nộp đơn đăng ký KDCN và theo đuổi đơn cho đến khi có quyết định chính thức về việc cấp Văn bằng bảo hộ tại Việt Nam hoặc tại các nước trên thế giới;

Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận chuyển giao đơn đăng ký KDCN/ chuyển giao quyền sử dụng (Li-Xăng) và chuyển nhượng văn bằng;

Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận sửa đổi liên quan đến đơn xin đăng ký/ hoặc thông tin trong Văn Bằng KDCN bao gồm sửa tên, địa chỉ của người nộp đơn/ chủ sở hữu;

Tư vấn về bảo vệ quyền lợi của chủ Văn bằng độc quyền KDCN;

Tư vấn và đại diện cho khách hàng liên quan đến duy trì hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, bao gồm: tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý gia hạn Văn bằng bảo hộ KDCN.

ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP TRONG NƯỚC VÀ RA NƯỚC NGOÀI

I. Thông tin cần cung cấp

  1. Tên đầy đủ, địa chỉ, quốc tịch của người nộp đơn và tác giả/ đồng tác giả KDCN (nếu có);
  2. Tên KDCN sẽ đăng ký;
  3. Các thông tin liên quan đến chuyển nhượng quyền nộp đơn, quyền ưu tiên (nếu có);
  4. Các thông tin liên quan đến yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có).

II Tài liệu cần thiết

  1. Giấy uỷ quyền của người nộp đơn cho VIPATCO (01Giấy uỷ quyền chấp nhận cho nhiều đơn ở nhiều thời điểm nộp đơn khác nhau); (Bản sao Giấy ủy quyền chấp nhận tại thời điểm nộp đơn, bản gốc phải nộp trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn);
  2. Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn, quyền ưu tiên (nếu có) (Nếu người nộp đơn được hưởng quyền nộp đơn, quyền ưu tiên từ chủ sở hữu KDCN khác. Bản sao Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn, quyền ưu tiên chấp nhận tại thời điểm nộp đơn, bản gốc hoặc bản sao có xác nhận phải nộp trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn);
  3. Các tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có) gồm: Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Pari. Các tài liệu trên phải là bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của các cơ có thẩm quyền hoặc Công chứng. (Bản sao các tài liệu trên chấp nhận khi nộp đơn, bản gốc/ hoặc bản có xác nhận phải nộp trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn);
  4. Bản mô tả KDCN có nội dung gồm: Lĩnh vực ứng dụng của kiểu dáng công nghiệp; bản mô tả chi tiết cần nêu rõ các đặc điểm cơ bản của KDCN xin bảo hộ; 5. 06 (sáu) Bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ KDCN, mỗi bộ thường bao gồm: mặt trước, mặt sau, bên phải, bên trái, phía trên, phía dưới (nếu cần) và các hình phối cảnh của KDCN (Đủ để lột tả toàn bộ bản chất của KDCN). Kích thước ảnh chụp hoặc bản vẽ không lớn hơn 210 x 297 mm, và không nhỏ hơn 90 x 120 mm. Các ảnh hoặc các bản vẽ phải cùng một tỷ lệ; Lưu ý: nếu KDCN có các mặt giống nhau thì chỉ cần chụp hoặc vẽ một mặt.

Liên hệ với Công ty Vipatco để được tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất với giá cạnh tranh nhất. Hotline Mr. Thái Anh 098.576.3883/vipatco@gmail.com