DUY TRÌ, GIA HẠN VĂN BẰNG BẢO HỘ

A. DUY TRÌ HIỆU LỰC SÁNG CHẾ/GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

  • Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, các văn bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích sẽ có hiệu lực sau khi được cấp, thời hạn bảo hộ đối với sáng chế là 20 năm tính từ ngày nộp đơn và thời hạn bảo hộ đối với giải pháp hữu ích là 10 năm tính từ thời điểm nộp đơn.
  • Để bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích có hiệu lực, chủ sở hữu cần phải nộp phí duy trì hàng năm, thời gian thực hiện nộp phí duy trì trong vòng 06 tháng trước ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực. Việc nộp muộn phí duy trì có thể được chấp nhận trong vòng 06 tháng tính từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực, tuy nhiên chủ văn bằng phải nộp thêm phí nộp muộn là 10% lệ phí tính theo mỗi tháng nộp muộn.

Tài liệu yêu cầu để nộp phí duy trì sáng chế/giải pháp hữu ích

  • Tờ khai duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp qua đại diện)

Sau khi nhận được hồ sơ, Cục SHTT sẽ tiến hành xem xét và thẩm định hồ sơ, nếu không có thiếu sót, Cục SHTT sẽ ra quyết định duy trì và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, đồng thời công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp xuất bản hàng tháng.

B. GIA HẠN VĂN BẰNG NHÃN HIỆU

– Đối với nhãn hiệu, hiệu lực bảo hộ bắt đầu từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, thời hạn bảo hộ là 10 năm tính từ ngày nộp đơn. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không phải nộp phí duy trì hàng năm mà chỉ cần thực hiện gia han 10 năm một lần.

– Để Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tiếp tục có hiệu lực cho 10 năm tiếp theo, chủ sở hữu nhãn hiệu độc quyền cần thực hiện công việc gia hạn trong vòng 06 tháng trước ngày kết thúc thời hạn hiệu lực, có thể gia hạn muộn hơn trong vòng 06 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn hiệu lực, tuy nhiên chủ văn bằng phải nộp thêm phí nộp muộn là 10% lệ phí tính theo mỗi tháng nộp muộn.

– Tài liệu yêu cầu để thực hiện gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

  • Tờ khai gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp qua đại diện)
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (bản gốc)

– Sau khi nhận được hồ sơ, Cục SHTT sẽ tiến hành xem xét và thẩm định hồ sơ, nếu không có thiếu sót, Cục SHTT sẽ ra quyết định và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, đồng thời công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp xuất bản hàng tháng.

C. GIA HẠN BẰNG ĐỘC QUYỀN KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

– Đối với kiểu dáng công nghiệp (KDCN), hiệu lực bảo hộ bắt đầu từ ngày cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, thời hạn bảo hộ là 5 năm tính từ ngày nộp đơn. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp không phải nộp phí duy trì hàng năm mà chỉ cần thực hiện gia han 5 năm một lần, tối đa được gia hạn 2 lần liên tiếp. Như vậy tổng thời gian tối đa được bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp là 15 năm.

– Để Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp tiếp tục có hiệu lực cho 5 năm tiếp theo, chủ sở hữu độc quyền kiểu dáng công nghiệp cần thực hiện công việc gia hạn trong vòng 06 tháng trước ngày kết thúc thời hạn hiệu lực, có thể gia hạn muộn hơn trong vòng 06 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn hiệu lực, tuy nhiên chủ văn bằng phải nộp thêm phí nộp muộn là 10% lệ phí tính theo mỗi tháng nộp muộn.

– Tài liệu yêu cầu để thực hiện gia hạn Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

  • Tờ khai gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp qua đại diện)
  • Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (bản gốc)

– Sau khi nhận được hồ sơ, Cục SHTT sẽ tiến hành xem xét và thẩm định hồ sơ, nếu không có thiếu sót, Cục SHTT sẽ ra quyết định và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, đồng thời công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp xuất bản hàng tháng.

D. GHI NHẬN THAY ĐỔI TÊN, ĐỊA CHỈ CHỦ VĂN BẰNG

– Chủ sở hữu sau khi được cấp văn bằng (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Bằng độc quyền sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, Giấy chứng nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý) nếu có thay đổi tên hoặc địa chỉ thì cần phải thực hiện việc ghi nhận thay đổi này với Cục sở hữu trí tuệ.

– Tài liệu cần thiết để thực hiện ghi nhận thay đổi tên, địa chỉ chủ sở hữu

  • Tờ khai sửa đổi văn bằng bảo hộ
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp qua đại diện)
  • Văn bằng bảo hộ (bản gốc)
  • Tài liệu pháp lý xác nhận việc sửa đổi tên và/hoặc địa chỉ của chủ sở hữu văn bằng (bản gốc hoặc bản sao có công chứng)

– Sau khi nhận được hồ sơ, Cục SHTT sẽ tiến hành xem xét và thẩm định hồ sơ, nếu không có thiếu sót, Cục SHTT sẽ ra quyết định, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ và đồng thời công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp xuất bản hàng tháng.

Liên hệ với Công ty Vipatco để được tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất với giá cạnh tranh nhất. Hotline Mr. Thái Anh 098.576.3883/vipatco@gmail.com