DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Khái niệm, giải thích

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.

“Nhãn hiệu” là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Với chức năng của công cụ marketing – truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó – nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

VIPATCO tư vấn và đại diện cho khách hàng trong các hoạt động liên quan đến nhãn hiệu:

  • Tư vấn về khả năng bảo hộ nhãn hiệu. (bao gồm tra cứu thông tin, đánh giá khả năng bảo hộ trước khi nộp đơn đăng ký để tránh dủi do cho khách hàng);
  • Hoàn thiện hồ sơ đăng ký bao gồm: chuẩn bị đơn, dịch và/hoặc viết bản mô tả nhãn hiệu; tiến hành các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam/và hoặc đăng ký NH ra nước ngoài;
  • Tư vấn và tiến hành thủ tục chuyển nhượng đơn/ chuyển nhượng Văn bằng và hoặc chuyển giao văn bằng (Li-xăng); 
  • Tư vấn và tiến hành các thủ tục ghi nhận việc sửa đơn/ hoặc sửa thông tin trong Văn Bằng;
  • Tư vấn về hiệu lực của văn bằng, duy trì, gia hạn hiệu lực Văn bằng;
  • Tư vấn bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu văn bằng;
  • Đại diện cho khách hàng tiến hành các thủ tục khiếu kiện các quyết định hành chính của các cơ quan chức năng nếu xét thấy nó làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp đơn, chủ sở hữu Văn Bằng bao gồm: phản đối, kiến nghị, yêu cầu thay đổi nội dung của quyết định, …
  • Tư vấn và đại diện cho khách hàng trong việc đăng ký nhãn hiệu ở trong nước và đăng ký ra nước ngoài đặc biệt là nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo Công Ước và/hoặc Nghị Định Thư Madrid mà Việt Nam là một quốc gia thành viên.

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA Ở TRONG NƯỚC VÀ RA NƯỚC NGOÀI

I. Thông tin cần thiết để đăng ký nhãn hiệu.

1. Tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của Người nộp đơn;

2. Thông tin về tài liệu hưởng quyền ưu tiên (nếu có);

3. Mẫu nhãn hiệu kèm theo bản mô tả nhãn hiệu (gồm: ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu, màu sắc yêu cầu bảo hộ. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ không phải tiếng Việt mà trong ngôn ngữ tương ứng chữ đó có nghĩa thì phải dịch nghĩa đó ra tiếng Việt, số không phải là chữ số Ả rập hoặc chữ số La mã thì phải dịch ra chữ số Ả rập).

4. Danh mục hàng hoá/ dịch vụ được phân loại theo bảng phân loại Quốc tế (nếu biết)/ hoặc cung cấp danh mục hàng hoá/dịch vụ dự định mang nhãn hiệu để VIPATCO phân nhóm.

II. Tài liệu cần thiết

1. Giấy ủy quyền của Người nộp đơn cho VIPATCO (01Giấy uỷ quyền chấp nhận cho nhiều đơn ở nhiều thời điểm nộp đơn khác nhau); (Bản sao Giấy uỷ quyền chấp nhận tại thời điểm nộp đơn, nhưng bản gốc phải được nộp trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn).

2. 06 Mẫu nhãn hiệu. (Kích thước nhãn hiệu tính theo chiều lớn nhất không nhỏ hơn 20 x 20 mm và không lớn hơn 80 x 80 mm);

3. Bản sao có xác nhận/hoặc công chứng qui chế sử dụng nhãn hiệu (Nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể; hoặc nhãn hiệu chứng nhận);

4. Tài liệu hưởng quyền ưu tiên. (Nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Pari). (Bản sao tài liệu hưởng quyền ưu tiên chấp nhận tại thời điểm nộp đơn, nhưng bản gốc/ hoạc bản sao có xác nhận phải nộp trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn);

Qui chế sử dụng nhãn hiệu tập thể phải có các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên, địa chỉ của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể;

b) Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể – chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể;

c) Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể;

d) Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu tập thể;

e) Biện pháp xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu tập thể đối với các thành viên khi sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Qui chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận;

b) Điều kiện cần để được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

c) Các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu chứng nhận;

d) Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

e) Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu chứng nhận, (Nếu có).

Công ty luật sở hữu trí tuệ Vipatco

Gần 20 năm kinh nghiệm xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ – Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu, bản quyền tác giả, xử lý xâm phạm quyền, …

Liên hệ với Công ty Vipatco để được tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất với giá cạnh tranh nhất. Hotline Mr. Thái Anh 098.576.3883/vipatco@gmail.com