ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ /GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

Khái niệm, giải thích

1. Sáng chế/ giải pháp hữu ích là gì?

  • Sáng chế/ giải pháp hữu ích là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tạo ra chứ không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con người phát hiện ra.
  • Thuộc tính cơ bản của sáng chế/ giải pháp hữu ích là đặc tính kỹ thuật bởi vì sáng chế/ giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật, tức là biện pháp kỹ thuật giải quyết một vấn đề.

2. Sáng chế/ giải pháp hữu ích có thể được thể hiện dưới 5 dạng sau đây:

  • Cơ cấu là tập hợp các chi tiết có chức năng giống nhau hoặc khác nhau, liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định, ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, chi tiết máy, cụm chi tiết máy, các sản phẩm khác, v.v…
  • Chất là tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ với nhau, được đặc trưng bởi sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử tạo thành và có chức năng nhất định. Chất có thể là hợp chất hóa học, hỗn hợp chất, ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm;
  • Phương pháp là quy trình thực hiện các công đoạn hoặc hàng loạt các công đoạn xảy ra cùng một lúc hoặc liên tiếp theo thời gian, trong điều kiện kỹ thuật xác định nhờ sử dụng phương tiện xác định, ví dụ: phương pháp hoặc quy trình sản xuất, xử lý, khai thác, đo đạc, thăm dò, v.v…
  • Vật liệu sinh học là vật liệu có chứa các thông tin di truyền, có khả năng tự tái tạo hoặc được tái tạo trong hệ thống sinh học, ví dụ như tế bào, gen, cấy chuyển gen;
  • Sử dụng một cơ cấu (hoặc một chất, một phương pháp, một vật liệu sinh học) đã biết theo chức năng mới là sử dụng chúng với chức năng khác với chức năng đã biết, ví dụ như sử dụng phomat làm thuốc chữa bệnh đau răng.

3. Các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế:

  • Có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới;
  • Có trình độ sáng tạo; và
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

4. Các đối tượng sau đây không được nhà nước bảo hộ:

  • Ý đồ, nguyên lý và phát minh khoa học;
  • Phương pháp và hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế;
  • Phương pháp và hệ thống giáo dục, giảng dạy, đào tạo;
  • Phương pháp luyện tập cho vật nuôi;
  • Hệ thống ngôn ngữ, hệ thống thông tin, phân loại, sắp xếp tư liệu;
  • Bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng, các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ;
  • Giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật;
  • Ký hiệu quy ước, thời gian biểu, các quy tắc và các luật lệ, các dấu hiệu tượng trưng:
  • Phần mềm máy tính, thiết kế bố trí vi mạch điện tử, mô hình toán học, đồ thị tra cứu và các dạng tương tự;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người và động vật;
  • Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật và động vật;
  • Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

VIPATCO tư vấn và đại diện cho khách hàng trong các hoạt động liên quan đến Sáng chế/Giải pháp hữu ích:

  • Tư vấn về khả năng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích (bao gồm tra cứu thông tin, đánh giá khả năng bảo hộ trước khi nộp đơn đăng ký và hoặc khai thác sáng chế để tránh rủi ro);
  • Tra cứu và cung cấp các thông tin về tình trạng kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích ở Việt Nam và nước ngoài;
  • Hoàn thiện hồ sơ xin đăng ký bảo hộ sáng chế bao gồm: chuẩn bị đơn, dịch và/hoặc viết bản mô tả sáng chế; tiến hành các thủ tục xin cấp Bằng độc quyền sáng chế/Giải pháp hữu ích tại Việt Nam hoặc đăng ký ra nước ngoài;
  • Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận chuyển giao đơn đăng ký hoặc chuyển giao Văn bằng sáng chế/ GPHI;
  • Tư vấn và tiến hành các thủ tục ghi nhận việc sửa đổi liên quan đến đơn đăng ký hoặc thông tin trong Văn Bằng độc quyền sáng chế/ GPHI;
  • Tư vấn về hiệu lực của Bằng độc quyền, duy trì, gia hạn hiệu lực Văn bằng; • Tư vấn bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu Bằng độc quyền;
  • Đại diện cho khách hàng tiến hành các thủ tục khiếu kiện các quyết định hành chính của các cơ quan chức năng nếu xét thấy nó làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp đơn, chủ sở hữu Văn Bằng bao gồm: phản đối, kiến nghị, yêu cầu thay đổi nội dung của quyết định, …
  • Tư vấn và đại diện cho khách hàng trong việc đăng ký sáng chế ở trong nước và hoặc đăng ký ra nước ngoài đặc biệt là nộp đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước Hợp tác Patent (PCT) mà Việt Nam là một quốc gia thành viên.

ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ /GIẢI PHÁP HỮU ÍCH Ở TRONG NƯỚC VÀ RA NƯỚC NGOÀI

I. Thông tin cần cung cấp

  1. Tên đầy đủ, địa chỉ, quốc tịch của người nộp đơn và tác giả/đồng tác giả (nếu có);
  2. Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có);
  3. Các tài liệu liên quan đến chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
  4. Tên sáng chế/Giải pháp hữu ích.

II. Tài liệu cần thiết:

  1. Giấy ủy quyền của người nộp đơn cho VIPATCO (01Giấy uỷ quyền chấp nhận cho nhiều đơn ở nhiều thời điểm nộp đơn khác nhau); (Bản sao Giấy uỷ quyền được chấp nhận tại thời điểm nộp đơn, bản gốc phải được nộp trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn);
  2. Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn, quyền ưu tiên (nếu có); (Nếu người nộp đơn được hưởng quyền nộp đơn, quyền ưu tiên từ người nộp đơn khác hoặc từ tác giả của sáng chế/ GPHI. Bản sao Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn, quyền ưu tiên được chấp nhận tại thời điểm nộp đơn, bản gốc hoặc bản sao có xác nhận phải được nộp trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn).
  3. Các tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có) gồm: Bản sao có xác nhận đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris. Các tài liệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên là bản gốc hoặc bản sao phải có xác nhận của Cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng. (Bản sao các tài liệu trên chấp nhận khi nộp đơn, bản gốc/hoặc bản sao có xác nhận phải nộp trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn).
  4. Bản mô tả sáng chế/GPHI , bản tóm tắt và các yêu cầu bảo hộ, hình vẽ minh hoạ (Nếu có).

Liên hệ với Công ty Vipatco để được tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất với giá cạnh tranh nhất. Hotline Mr. Thái Anh 098.576.3883/vipatco@gmail.com