THÀNH LẬP VP ĐẠI DIỆN

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ làm đại diện theo uỷ quyền cho công ty mẹ và chỉ hoạt động giao dịch theo ủy quyền của công ty mẹ.

Ưu điểm của văn phòng đại diện có con dấu riêng và có giấy chứng nhận hoạt động riêng để phục vụ các hoạt động nội bộ của văn phòng đại diện. Mặt khác, văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh các ngành nghề có trong đăng ký kinh doanh của công ty mẹ, vì vậy văn phòng đại diện cũng không phải chịu các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Văn phòng đại diện có thể thành lập trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với địa chỉ chính của công ty mẹ.

Trong quá trình thành lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp cần lưu ý một số nội dung như sau:

Thông báo về việc thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Nội dung của thông báo bao gồm:

Mã số doanh nghiệp;

Tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty;

Tên văn phòng đại diện dự định thành lập:

  • Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”.
  • Tên văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở văn phòng đại diện. Tên văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do văn phòng đại diện phát hành.

Địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện:

            Trụ sở văn phòng đại diện: phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
 

Thông tin người đứng đầu văn phòng đại diện, người đại diện theo pháp luật của công ty

  • Thông tin họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu văn phòng đại diện;
  • Thông tin họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Lưu ý: Người đứng đầu văn phòng đại diện không thuộc một trong các trường hợp do pháp luật cấm sau:

  • Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

 Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện

            Doanh nghiệp nộp hồ sơ theo quy định và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi văn phòng đại diện hoạt động.

03 – 05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận.

Công bố thông tin trên Công thông tin quốc gia về VPĐD

            Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, doanh nghiệp cần công bố thông tin đăng ký hoạt động trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

 

Liên hệ với Vipatco để được tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất với giá cạnh tranh nhất.

Liên hệ với Công ty Vipatco để được tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất với giá cạnh tranh nhất. Hotline Mrs. Giang 091.238.1493/vipatco@gmail.com